Hiện nay, đã có thêm hiểu biết về chuyển hóa purin trong cơ thể, có thêm các trị liệu mới, hiệu quả và an toàn. Các trị liệu này giúp cho việc kiểm soát bệnh tốt hơn, đặc biệt trên các bệnh nhân bị bệnh thận mạn, suy thận, dị ứng thuốc hay không đáp ứng với các thuốc trị gút trước đây.
Ở nước ta, bệnh gút có thể được chẩn đoán sớm ở các bệnh viện tuyến tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến huyện vì không đòi hỏi các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vì không được chẩn đoán và điều trị đúng một thời gian dài nên phải gánh chịu nhiều hậu quả xấu của bệnh và hậu quả xấu của việc điều trị không hợp lý. Đa số bệnh nhân gút thường có xu hướng tự mua thuốc điều trị, việc tự điều trị này đồng nghĩa với bệnh sẽ không được kiểm soát đúng, bệnh sẽ nặng thêm và trở thành bất trị. Nhiều bệnh nhân đã ở giai đoạn nan y và tàn phế: biến dạng, mất chức năng của nhiều khớp, loét và chảy máu đường tiêu hóa, sỏi thận, suy thận giai đoạn cuối…
https://linkhay.com/link/3003995/tinh-bot-nghe-nano-curcumin-theracurmin-ex-60-vien-nhat-ban
Nguyên nhân khiến bệnh gút ngày càng gia tăng
Mức sống và lối sống có ảnh hưởng rõ rệt tới tỉ lệ mắc bệnh. Mức sống và điều kiện kinh tế của nhân dân ta đã tăng lên rõ rệt và có sự thay đổi lối sống theo kiểu phương tây… Những điều này đã góp phần thay đổi cơ cấu bệnh tật của nước ta. Các bệnh được coi là của các nước phát triển đã ngày càng xuất hiện nhiều ở nước ta, trong đó phải kể đến bệnh gút cùng tỉ lệ tăng acid uric máu khá cao. Một số lý do làm gia tăng các bệnh này là:
Tăng lượng tiêu thụ bia, rượu ở cộng đồng; Tăng sử dụng thiazide và liều nhỏ aspirin cho các bệnh lý tim mạch; Tăng sử dụng chế độ ăn giàu purin (thịt đỏ, nội tạng động vật như gan, lòng bò, lòng heo…); Gia tăng các bệnh lý chuyển hóa như béo phì, tăng huyết áp….
Gia tăng và kéo dài cuộc sống của các bệnh nhân suy thận mạn (gia tăng số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối và bệnh nhân ghép thận).
Các yếu tố làm bệnh gút tiến triển nặng
Việc sử dụng tùy tiện, dài ngày các thuốc kháng viêm loại corticosteroid, aspirin, thuốc lợi tiểu thiazide, đặc biệt là corticosteroid vừa làm bệnh nặng lên vừa gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như thay đổi hình dạng cơ thể, loãng xương, teo cơ, nhiễm trùng, viêm loét đường tiêu hóa, suy tuyến thượng thận, thúc đẩy nhanh việc hình thành các tophi…
Các bệnh thường đi kèm với bệnh gút như tăng huyết áp, bệnh thận mạn, đái tháo đường, bệnh mạch vành, béo phì… cũng làm cho bệnh diễn biến phức tạp hơn và khó kiểm soát hơn. Kiểm soát tốt các bệnh trên cũng ảnh hưởng tốt tới tiến triển của bệnh.
Gút có phải là bệnh bất trị?
Gút là một loại bệnh viêm khớp đáp ứng tốt với điều trị. Nếu được điều trị đúng, ngay ở giai đoạn cấp tính, bệnh có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Các đợt viêm khớp sẽ không tái diễn, bảo tồn được cấu trúc và chức năng của khớp, tránh được các biến chứng của bệnh.
Bệnh thường gặp ở quý ông
Bệnh gút thường gặp ở những quý ông sau tuổi 30, có cơ địa đặc biệt (rối loạn chuyển hóa purin và rối loạn chuyển hóa) thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu đạm và uống nhiều rượu bia. Có thể nói, thói quen ăn uống không kiểm soát là một nguyên nhân quan trọng khiến nam giới có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn nữ giới.
Không như những bệnh viêm khớp khác, bệnh gút hiếm gặp ở phụ nữ (chỉ khoảng 10% bệnh nhân là nữ). Trong đó, 90% bệnh nhân nữ phát bệnh sau tuổi mãn kinh. Ở phụ nữ, estrogen (hormon sinh dục nữ) đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải acid uric trong máu.https://linkhay.com/link/3004018/thuoc-tri-gout-nhat-ban-anserine-noguchi Đây cũng là lý do phụ nữ trẻ rất ít khi bị gút. Tuy nhiên, khi bước sang thời kỳ mãn kinh, mức estrogen suy giảm sẽ kéo theo sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu, vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở phụ nữ lớn tuổi.